Vay vốn nuôi cá nước lợ, lãi 200 triệu đồng/ha

Với 500 triệu đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân cho vay, 24 hộ dân xã Nam Thịnh (huyện Tiền Hải, Thái Bình) đã liên kết cùng nuôi cá vược, cá song trong khuôn khổ Dự án Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản cá nước lợ, đảm bảo vệ sinh môi trường.

cá vược
Ông Mai Mạnh Khởi giới thiệu con cá vược cho mọi người xem.  Ảnh:  Thu Hà

Nam Thịnh là xã ven biển phía nam huyện Tiền Hải. Toàn xã có 600ha vùng đầm và bãi triều cho nuôi trồng thủy sản. Nhiều năm nay, nuôi trồng thủy sản là thu nhập chính của bà con nơi đây.

“Đồng vốn gỡ khó”

Chúng tôi đến thăm ông Mai Mạnh Khởi (xóm 2, xã Nam Thịnh) khi ông và vợ đang băm cá biển để làm thức ăn cho đàn cá vược và cá song. Ông Khởi giải thích: “Cá vược và cá song chỉ ăn thức ăn tự nhiên. Lúc cá bé thì nghiền nát cá biển cho chúng ăn, lúc cá lớn thì cho thức ăn thô to dần. Thịt cá vược và cá song rất chắc, ngon ngọt tự nhiên nên dù giá cao (cá vược 120.000 đồng/kg, cá song 210.000 đồng/kg, cá thương phẩm có trọng lượng 3-4 kg/con) nhưng vẫn đắt hàng”.

Với 0,7ha diện tích mặt nước, sau 2 năm nuôi cá vược và cá song, gia đình ông Khởi có khoản thu khoảng 300 triệu đồng, trừ các chi phí, vợ chồng ông vẫn còn 150 triệu đồng”.

Ông Khởi cho biết thêm, cá vược và cá song rất thích hợp với môi trường nước lợ, dễ nuôi, ít bệnh tật mà thu nhập cao gấp hàng chục lần so với trồng lúa. Tuy nhiên, vốn đầu tư cho 2 giống cá này tương đối lớn, lại phải nuôi ít nhất 2 năm mới được xuất bán. Khó khăn này phần nào được tháo gỡ khi ông Khởi và các hộ gia đình khác được Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) cho vay vốn. “Số tiền 20 triệu đồng mà quỹ cho gia đình tôi vay tuy không nhiều, nhưng thực sự có ý nghĩa” - ông Khởi nhấn mạnh.

Vay vốn và lập tổ liên kết

Trao đổi với chúng tôi về công tác quản lý vốn vay, ông Trần Văn Xương – nguyên Chủ tịch Hội ND xã Nam Thịnh, hiện là Phó Chủ tịch HĐND xã, chủ Dự án “Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản cá nước lợ đảm bảo vệ sinh môi trường” cho biết: “Ngay sau khi nhận được vốn ủy thác cho vay vốn của T.Ư Hội NDVN, Hội ND xã Nam Thịnh đã tiến hành họp các chi hội, bình xét công khai các hộ vay vốn.

Ưu tiên cho những người có kinh nghiệm nuôi, có chí thú làm ăn và có khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sau hơn 1 năm triển khai dự án chúng tôi có thể khẳng định vốn vay đã đến đúng đối tượng và sử dụng đồng vốn rất hiệu quả. Được vay vốn đúng lúc, nhiều hộ dân đã có lãi ròng từ 200 triệu đồng/ha nuôi thủy sản”.

Theo lời ông Xương, trước đây các hộ nuôi trồng thủy sản theo hướng tự phát, ít khi tham khảo hay trao đổi kinh nghiệm làm ăn với nhau. Với việc cho vay vốn Quỹ HTND thông qua dự án này, các hộ vay vốn đã tập hợp lại thành Tổ ND liên kết nuôi trồng thủy sản trên vùng chuyển đổi (từ lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản). Không chỉ trao đổi thông tin với nhau về giá cả thị trường và phòng dịch bệnh, hàng tháng các hộ còn tham gia dự án họp kiểm đếm tiến độ đầu tư của từng hộ và trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật với nhau. “Đồng vốn quỹ và nghề cá đã giúp những ND đơn lẻ dần quen với khái niệm kinh tế hợp tác” - ông Xương nhấn mạnh như vậy.

Tôi đề nghị tới tháng 1.2016 sau khi kết thúc dự án, Quỹ HTND tạo điều kiện cho các hộ dân tiếp tục được vay vốn, đồng thời nâng mức vay lên tầm 40-50 triệu đồng/hộ, kéo dài thời gian vay lên 3 năm để chúng tôi có thời gian quay vòng trả vốn. Anh Bùi Văn Quyết (xóm Đồng Lại, xã Nam Thịnh)

Báo Dân Việt, 09/07/2015
Đăng ngày 09/07/2015
Thu Hà
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 09:43 17/05/2024

An toàn điện trong nuôi tôm vào mùa mưa

Trong khi những người nuôi tôm đang tìm kiếm cách tối ưu hóa sản xuất và tăng cường năng suất, việc bảo đảm an toàn điện thường bị coi thường hoặc bị xem nhẹ. Tuy nhiên, việc này không chỉ là một vấn đề về tuân thủ quy định mà còn là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của ngành nuôi tôm.

An toàn điện
• 10:30 16/05/2024

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn gì?

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn những gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài cá, độ tuổi, môi trường ao và nguồn thức ăn có sẵn. Tuy nhiên, nhìn chung, cá ao tự nhiên có thể ăn các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người cung cấp thêm.

Cá ngoài tự nhiên
• 09:40 16/05/2024

Độ sâu ao nuôi tôm nói lên điều gì?

Trong ao nuôi tôm, một yếu tố quan trọng thường ít được nhắc đến, nhưng lại vô cùng quan trọng, đó là "độ sâu mực nước". Điều gì làm nên ý nghĩa và tầm quan trọng của độ sâu mực nước ao trong quá trình nuôi tôm? Hãy cùng nhìn sâu vào "lòng" của ao nuôi để khám phá sự ảnh hưởng mà độ sâu mực nước mang lại.

Ao nuôi tôm
• 08:00 16/05/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 08:58 19/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 08:58 19/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 08:58 19/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 08:58 19/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 08:58 19/05/2024